Chuỗi sự kiện và Tuần lễ hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) với chủ đề “Công nghệ số – Động lực tăng trưởng mới của Thành phố Hồ Chí Minh

👥 Hội thảo Công nghệ vi mạch bán dẫn – Xu hướng phát triển và nhu cầu nhân lực là một chương trình nổi bật do Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10).
👉 Hội thảo cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn, giới thiệu chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM tại Khu Công nghệ cao giai đoạn 2025 – 2030, đồng thời tìm hiểu về nhu cầu, thách thức và những kiến nghị từ các trường đại học trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong ngành.
 
🔵 Chương trình nhận được sự tham gia, chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý: Ông Phạm Chánh Trực – Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Nguyên Chủ tịch HĐND Thành phố, Nguyên Phó Ban Kinh tế Trung ương, Nguyên Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, GS.TSKH Đặng Lương Mô, Nguyên Cố vấn Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, Giáo sư danh dự Đại học Hosei, Tokyo, Nhật Bản, GS. Võ Nguyễn Quốc Bảo – Hiệu trưởng Trường Công nghệ, Đại học Văn Lang, TS. Nguyễn Anh Tuấn – Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, TS. Nguyễn Minh Sơn, Trưởng khoa Kỹ thuật Máy tính, Trường Đại học Công nghệ thông tin, ĐHQG TP.HCM, Bà Trần Thúy Vy, Quản lý Kỹ thuật, Công ty Cadence Design Systems…
👉🎯 Hiện nay, trong giai đoạn chuyển đổi số, Thiết kế Vi mạch trở thành ngành nghề đầy triển vọng và là động lực trọng yếu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và nâng cao năng lực kinh tế số của thành phố.
——————-
Được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP.HCM, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Hội Tin học Thành phố (HCA) & các Sở ban ngành, đoàn thể tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM năm 2024 (22 & 23/10/2024) với chủ đề “Công nghệ số – Động lực tăng trưởng mới của TP.HCM” nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá, nâng cao nhận thức, khuyến khích sự tham gia chuyển đổi số của người dân, chính quyền và doanh nghiệp; đồng thời tạo cơ hội kết nối, trao đổi, hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, giải pháp công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giải quyết các bài toán quan trọng tại các lĩnh vực trọng yếu, cũng như phục vụ đời sống, xã hội; góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế số bền vững tại TP.HCM.